Hỗ trợ chuyển đổi phương tiện cá nhân sang xe xanh
Sở Xây dựng Hà Nội đang lấy ý kiến từ các sở, ngành và đơn vị liên quan đối với dự thảo Nghị quyết về phát triển phương tiện xanh và hệ thống trạm sạc điện. Trong đó, nội dung nổi bật là các chính sách hỗ trợ tài chính cho người dân và doanh nghiệp khi chuyển đổi phương tiện sử dụng xăng, diesel sang phương tiện thân thiện với môi trường.Cụ thể, người dân có xe máy xăng hoặc diesel đăng ký trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, nếu sinh sống tại các vùng phát thải thấp, khi chuyển đổi sang phương tiện xanh có giá từ 15 triệu đồng trở lên sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng. Mức hỗ trợ tăng lên 4 triệu đồng với hộ cận nghèo và 5 triệu đồng với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa một xe đến hết năm 2030.
Thí điểm cấm xe máy xăng từ năm 2026
Lộ trình hạn chế và tiến tới cấm xe máy sử dụng xăng/diesel được Sở Xây dựng Hà Nội xây dựng rõ ràng. Cụ thể:- Từ 1/1/2026 đến 30/6/2026: Thí điểm hạn chế xe máy chạy xăng.
- Từ 1/7/2026: Cấm xe máy xăng trong khu vực vành đai 1.
- Từ 1/1/2028: Mở rộng cấm sang vành đai 2.
- Từ 1/1/2030: Cấm xe máy xăng trong vành đai 3, đồng thời hạn chế ô tô cá nhân chạy xăng/diesel trong khu vực này.

Ưu tiên phát triển trạm sạc điện, trạm năng lượng sạch
Để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, Hà Nội yêu cầu tối thiểu 10% chỗ đỗ xe tại công trình hiện hữu có trụ sạc trước cuối năm 2026, và tối thiểu 30% chỗ đỗ tại các dự án mới bắt buộc phải lắp trụ sạc.Các dự án đầu tư trạm sạc công cộng sẽ được hỗ trợ 70% lãi suất vay trong 5 năm đầu.Nếu các bến xe, bãi đỗ có từ 30% chỗ đỗ gắn trụ sạc, sẽ được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng và 100% tiền thuê đất trong 5 năm đầu.Đặc biệt, thành phố sẽ ưu tiên bố trí trụ sạc trên vỉa hè các tuyến phố đủ điều kiện và khuyến khích lắp đặt trạm nạp hydrogen, nhiên liệu sạch, từng bước tạo mạng lưới hạ tầng phục vụ phương tiện xanh toàn diện.
Chính sách thu hút đầu tư tư nhân phát triển hạ tầng xanh
Thành phố khuyến khích mạnh mẽ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) để phát triển hệ thống trạm sạc và giao thông năng lượng sạch. Các nhà đầu tư tham gia dự án sẽ được ưu tiên giao đất, miễn 100% tiền thuê đất tại các vị trí đã được quy hoạch đến hết năm 2033.Cùng với đó, Hà Nội cam kết đồng bộ hóa hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa mạng lưới giao thông và trạm năng lượng sạch.Hoàn thiện chính sách, chuẩn bị trình HĐND thông qua
Dự thảo Nghị quyết đang được Sở Xây dựng hoàn thiện để trình UBND thành phố báo cáo HĐND Hà Nội tại kỳ họp tháng 9/2025. Sau khi được thông qua, các sở, ngành liên quan sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai.Các nội dung sẽ bao gồm: chính sách tài chính, lệ phí, phí lưu thông; giám sát, xử lý vi phạm; loại bỏ phương tiện cũ; hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục đầu tư trạm sạc.Song song đó, Sở Xây dựng cũng sẽ xây dựng quy trình chi tiết để đảm bảo việc hỗ trợ, ưu đãi được thực hiện minh bạch, hiệu quả, tránh tình trạng chính sách "trên giấy".
Góp ý / Báo lỗi