Nhật Bản đang dẫn đầu sáng kiến phối hợp cùng các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á hình thành liên minh đồng đăng cai World Cup 2046, trong xu hướng toàn cầu hóa ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Trong nỗ lực đưa World Cup trở lại châu Á sau hai thập kỷ, Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) đã đề xuất kế hoạch liên kết với các quốc gia thuộc hai khu vực Đông Á (EAFF) và Đông Nam Á (AFF) để cùng đệ trình hồ sơ đăng cai World Cup 2046. Sáng kiến này được thống nhất bước đầu tr🍸ong hội nghị chung giữa EAF☂F và AFF diễn ra tại Tokyo vào tháng 3/2025.
Chủ tịch JFA Miyamoto Tsuneyasu xác nhận hai bên chưa ký kết văn bản chính thức, nhưng đều bày tỏ thiện chí hợp tác: “Chúng tôi chưa trao đổi tài liệu cụ thể, nhưng có những cuộc trò chuyện về việc hợp tác sẽ tuyệt vời như thế nào”.
Nhật Bản hy vọng vào việc Đông Á và Đông Nam Á sẽ cùng hợp lực đăng cai World CupSáng kiến của Nhật Bản không đi ngược xu thế hiện tại của bóng đá thế giới, khi mô hình đồng đăng cai ngày càng phổ biến. Kỳ World Cup 2026 sẽ được tổ chức tại ba quốc gia Bắc Mỹ: Mỹ, Canada và Mexico, còn kỳ World Cup 2030 dự kiến trải dài qua sáu quốc gia thuộc ba châu lục. Vì vậy, ý tưởng về một kỳ World Cup do Đông Á và Đông Nam Á cùng tổ chức không chỉ khả thi mà còn phù hợp với định hướng toàn cầu hóa của FIFA.
Liên minh tiềm năng này có thể bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Australia. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc từng có kinh nghiệm tổ chức World Cup 2002, còn các quốc gia Đông Nam Á ngày càng khẳng định vị thế với hạ tầng thể thao hiện đại và tiềm năng kinh tế đang lên.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ World Cup 2046, liên minh này cần đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của FIFA: ít nhất 14 sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi, hai sân bán kết có sức chứa 60.000 chỗ và một sân chung kết có tối thiểu 80.000 chỗ. Hiện tại, Nhật Bản chưa sở hữu sân vận động nào đạt tiêu chuẩn tổ chức trận chung kết, vì vậy cần một khoản đầu tư lớn vào hạ tầng cũng như sự đồng thuận cao từ xã hội để thúc đẩy dự án.Nhật Bản đặt mục tiêu đưa World Cup trở lại đất nước mặt trời mọc trước năm 2050Bên cạnh đó, kế hoạch này cũng mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia Đông Nam Á từng nuôi mộng đăng cai World Cup nhưng chưa thành hiện thực, đặc biệt là Indonesia hay Australia - hai trong số các đối thủ từng tranh quyền tổ chức World Cup 2034 với Saudi Arabia nhưng không thành công.Từ năm 2005, JFA đã đặt ra tầm nhìn dài hạn: đưa World Cup trở lại Nhật Bản trước năm 2050 và đưa đội tuyển quốc gia trở thành nhà vô địch thế giới. Việc bắt tay với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á có thể xem là bước đi chiến lược để hiện thực hóa tham vọng ấy.Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức World Cup sau 44 năm, kể từ giải đấu cùng Hàn Quốc năm 2002, một cột mốc mang tính biểu tượng trong lịch sử bóng đá châu Á.
Nhật Bản đang dẫn đầu sáng kiến phối hợp cùng các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á hình thành liên minh đồng đăng cai World Cup 2046, trong xu hướng toàn cầu hóa ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Bảng A vòng loại thứ tư World Cup 2026 khu vực châu Á quy tụ ba đội bóng cùng khu vực Trung Đông với tham vọng lớn và nhiều duyên nợ: Qatar, UAE và Oman.
Trong ngày Chelsea vô địch Club World Cup 2025, đội trưởng của Chelsea là Recce James đã không ngần ngại chê bai sân cỏ Mỹ có chất lượng không tốt trên talkSPORT. Hậu vệ 25 tuổi yêu cầu chủ nhà cần phải nhanh cải thiện điều này khi World Cup 2026 đang đến gần.
Chủ tịch FIFA, ông Gianni Infantino, vừa lên tiếng xác nhận rằng các sân vận động có mái che sẽ được sử dụng trong các trận đấu ban ngày tại World Cup 2026, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
Chấn thương nghiêm trọng của tiền đạo Ole Romeny trong trận giao hữu giữa Arema FC và Oxford United đã khiến anh phải nghỉ dài hạn, đặt dấu hỏi lớn về khả năng ra sân của anh tại vòng loại World Cup 2026.
Trích dẫn từ talkSPORT, Manchester United đang lên kế hoạch đăng cai trận chung kết World Cup nữ 2035 tại sân vận động mới của họ, công trình được kỳ vọng sẽ thay thế Old Trafford như một phần của dự án tái thiết trị giá 2 tỷ bảng Anh.
World Cup 2026, được tổ chức tại Mỹ, Canada và Mexico, đang bị cảnh báo sẽ trở thành kỳ World Cup gây ô nhiễm nhất lịch sử, với lượng khí thải CO2 ước tính hơn 9 triệu tấn.
Nguy cơ mất Jamal Musiala tại World Cup 2026 đang trở thành cơn ác mộng thực sự với tuyển Đức, sau chấn thương nghi bị gãy chân của ngôi sao Bayern trong trận đấu với PSG tại Club World Cup.
Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) đang gấp rút hoàn tất quá trình nhập tịch cho tiền đạo trẻ Mauro Zijlstra nhằm bổ sung lực lượng cho cả đội tuyển quốc gia lẫn đội U23.
World Cup 2026 - kỳ World Cup đầu tiên có tới 48 đội tuyển, tổ chức tại Mỹ, Canada và Mexico sẽ không có sự góp mặt của ba đội tuyển quốc gia từng nhiều lần gây tranh cãi: Pakistan, Nga và Congo.
Carles Puyol tin rằng Cristiano Ronaldo và đội tuyển Bồ Đào Nha đủ sức đánh bại mọi đối thủ để lên ngôi tại World Cup 2026, bao gồm cả đương kim vô địch Argentina của Messi.
Paul Pogba đã sẵn sàng quay trở lại sân cỏ. Và mục tiêu trước mắt của tiền vệ người Pháp này có thể sẽ còn lớn hơn thế rất nhiều khi World Cup trở lại vào năm tới.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ không thể theo dõi World Cup 2026 qua các kênh sóng truyền hình, khi giá bản quyền bị đẩy lên mức kỷ lục.
Cựu HLV trưởng đội tuyển Indonesia, ông Shin Tae-yong, cho rằng hành trình của Jay Idzes cùng các đồng đội tại vòng 4 vòng loại World Cup 2026 sẽ không hề dễ dàng.
Chia sẻ trên TalkSPORT, cựu tiền đạo Gabby Agbonlahor cho rằng: chỉ có 5 cái tên trong đội tuyển Anh hiện tại là chắc suất đá chính tại World Cup 2026, sau những gì Tam Sư thể hiện tại loạt trận quốc tế tháng 6 vừa qua.