World Cup 2026, được tổ chức tại Mỹ, Canada và Mexico, đang bị cảnh báo sẽ trở thành kỳ World Cup gây ô nhiễm nhất lịch sử, với lượng khí thải CO2 ước tính hơn 9 triệu tấn.
Một nghiên cứu mới vừa công bố đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi khẳng định World Cup 2026, tổ chức tại Mỹ, Canada và Mexico, sẽ trở thành kỳ World Cup gây ô nhiễm môi trường nhất từ trước đến nay, với tổng lượng phát thải khí nhà kính ước tính vượt hơn 9 triệu tấn CO2 tương đương.Báo cáo có tên “Điểm mù về khí hậu của FIFA: Giải vô địch bóng đá nam thế giới trong thế giới nóng lên”, do nhiều tổ chức môi trường quốc tế thực hiện, cho thấy lượng khí thải của World Cup 2026 sẽ gần gấp đôi trung bình bốn kỳ World Cup gần đây, từ 2010 đến 2022.Nguyên nhân chính khiến lượng khí thải tăng đột biến là do số lượng trận đấu tăng mạnh, từ 64 trận lên 104 trận, cộng thêm việc tổ chức giải trên diện rộng tại ba quốc gia, dẫn đến tình trạng di chuyển bằng đường hàng không bùng nổ. Ước tính, riêng hoạt động bay đã thải ra hơn 7,7 triệu tấn CO2, chiếm phần lớn tổng lượng khí thải.Nhiệt độ tại mỹ cũng là ảnh hưởng lớn đến World Cup 2026
Tiến sĩ Stuart Parkinson, tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh: “FIFA phải chịu trách nhiệm cho vai trò ngày càng lớn trong cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. World Cup 2026 sẽ là giải đấu ô nhiễm nhất lịch sử, và các kỳ World Cup tương lai cũng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào di chuyển bằng máy bay cùng những hoạt động thải nhiều carbon khác. FIFA cần hành động ngay để giảm thiểu khí thải từ các giải đấu.”
Ngoài ra, báo cáo còn chỉ ra nguy cơ khắc nghiệt về nhiệt độ trong suốt giải đấu. Ví dụ, sân AT&T tại Dallas có tới 37 ngày mỗi năm nhiệt độ vượt quá 35 độ C, đe dọa an toàn sức khỏe cho cầu thủ lẫn người hâm mộ. Có tới một nửa trong tổng số 16 sân vận động được chọn yêu cầu phải can thiệp khẩn cấp về môi trường để đảm bảo an toàn.Đáng lo ngại hơn, báo cáo nhấn mạnh rằng lượng khí thải thực tế sẽ còn cao hơn nữa nếu tính cả các hợp đồng tài trợ, đặc biệt với những nhà tài trợ như Aramco tập đoàn dầu khí quốc gia của Ả Rập Saudi.Ô nhiễm không khí là vấn đề lớn Không dừng lại ở World Cup 2026, nghiên cứu này còn dự đoán rằng World Cup 2030 tại Tây Ban Nha sẽ phát thải hơn 6 triệu tấn CO2, còn World Cup 2034 do Ả Rập Saudi đăng cai có thể đạt mức hơn 8,5 triệu tấn CO2.
Samran Ali, đại diện Quỹ Bảo vệ Môi trường cảnh báo: “World Cup có thể kết nối mọi người qua tình yêu bóng đá, nhưng cũng để lại 'hóa đơn carbon' khổng lồ. Chúng ta đang phải trả giá bằng nắng nóng cực đoan, bão lũ khốc liệt và những thảm họa khí hậu khác. Các sự kiện tầm cỡ như thế này không thể coi trách nhiệm môi trường là chuyện thứ yếu. Chúng ta cần sự minh bạch, các tiêu chuẩn ràng buộc và những hành động thực sự để cắt giảm khí thải.”
Indonesia đang ráo riết đẩy mạnh tiến trình nhập tịch cầu thủ gốc châu Âu, chuẩn bị lực lượng cho vòng loại thứ tư World Cup 2026, nơi họ sẽ chạm trán các đối thủ mạnh như Saudi Arabia và Iraq.
Nhật Bản đang dẫn đầu sáng kiến phối hợp cùng các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á hình thành liên minh đồng đăng cai World Cup 2046, trong xu hướng toàn cầu hóa ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Bảng A vòng loại thứ tư World Cup 2026 khu vực châu Á quy tụ ba đội bóng cùng khu vực Trung Đông với tham vọng lớn và nhiều duyên nợ: Qatar, UAE và Oman.
Trong ngày Chelsea vô địch Club World Cup 2025, đội trưởng của Chelsea là Recce James đã không ngần ngại chê bai sân cỏ Mỹ có chất lượng không tốt trên talkSPORT. Hậu vệ 25 tuổi yêu cầu chủ nhà cần phải nhanh cải thiện điều này khi World Cup 2026 đang đến gần.
Chủ tịch FIFA, ông Gianni Infantino, vừa lên tiếng xác nhận rằng các sân vận động có mái che sẽ được sử dụng trong các trận đấu ban ngày tại World Cup 2026, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
Chấn thương nghiêm trọng của tiền đạo Ole Romeny trong trận giao hữu giữa Arema FC và Oxford United đã khiến anh phải nghỉ dài hạn, đặt dấu hỏi lớn về khả năng ra sân của anh tại vòng loại World Cup 2026.
Trích dẫn từ talkSPORT, Manchester United đang lên kế hoạch đăng cai trận chung kết World Cup nữ 2035 tại sân vận động mới của họ, công trình được kỳ vọng sẽ thay thế Old Trafford như một phần của dự án tái thiết trị giá 2 tỷ bảng Anh.
World Cup 2026, được tổ chức tại Mỹ, Canada và Mexico, đang bị cảnh báo sẽ trở thành kỳ World Cup gây ô nhiễm nhất lịch sử, với lượng khí thải CO2 ước tính hơn 9 triệu tấn.
Nguy cơ mất Jamal Musiala tại World Cup 2026 đang trở thành cơn ác mộng thực sự với tuyển Đức, sau chấn thương nghi bị gãy chân của ngôi sao Bayern trong trận đấu với PSG tại Club World Cup.
Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) đang gấp rút hoàn tất quá trình nhập tịch cho tiền đạo trẻ Mauro Zijlstra nhằm bổ sung lực lượng cho cả đội tuyển quốc gia lẫn đội U23.
World Cup 2026 - kỳ World Cup đầu tiên có tới 48 đội tuyển, tổ chức tại Mỹ, Canada và Mexico sẽ không có sự góp mặt của ba đội tuyển quốc gia từng nhiều lần gây tranh cãi: Pakistan, Nga và Congo.
Carles Puyol tin rằng Cristiano Ronaldo và đội tuyển Bồ Đào Nha đủ sức đánh bại mọi đối thủ để lên ngôi tại World Cup 2026, bao gồm cả đương kim vô địch Argentina của Messi.
Paul Pogba đã sẵn sàng quay trở lại sân cỏ. Và mục tiêu trước mắt của tiền vệ người Pháp này có thể sẽ còn lớn hơn thế rất nhiều khi World Cup trở lại vào năm tới.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ không thể theo dõi World Cup 2026 qua các kênh sóng truyền hình, khi giá bản quyền bị đẩy lên mức kỷ lục.
Cựu HLV trưởng đội tuyển Indonesia, ông Shin Tae-yong, cho rằng hành trình của Jay Idzes cùng các đồng đội tại vòng 4 vòng loại World Cup 2026 sẽ không hề dễ dàng.
Chia sẻ trên TalkSPORT, cựu tiền đạo Gabby Agbonlahor cho rằng: chỉ có 5 cái tên trong đội tuyển Anh hiện tại là chắc suất đá chính tại World Cup 2026, sau những gì Tam Sư thể hiện tại loạt trận quốc tế tháng 6 vừa qua.