Vị tôn sư với bộ não siêu suy nghĩ
Chúng ta không phủ nhận Pep Guardiola rất giỏi và rất biết cách xoay chuyển tình huống. Nhưng có một thứ mà khi người đang làm tốt rồi, lại muốn phải hay, phải giỏi hơn nữa và thậm chí là thay đổi những cái được xem là “ổn định” với mong muốn làm được điều đó. Nói cách dễ hiểu hơn là Guardiola thích “xáo trộn” ở những trận chung kết, như cách ông làm vừa qua khi Man City bại trận trước Crystal Palace tại FA Cup.
Đành rằng yếu tố hay nhất của những sự thay đổi là bất ngờ nhưng có ít nhất 2 lần, Guardiola chọn làm theo ý mình để rồi Man City bại trận. Lần đầu tiên là ở chung kết Champions League với Chelsea cách đây vài năm. Ngày đó của năm 2021, Guardiola quyết định không sử dụng tiền vệ phòng ngự nào ở đội hình ra sân. Fernandinho và Rodri ngồi dự bị. Bất ngờ khác là Raheem Sterling, cầu thủ mất suất đá chính, lại được Pep Guardiola cho ra sân ngay từ đầu. Kết quả, Man City không thể kiểm soát được khu vực giữa sân và bị đối thủ “bóp nghẹt” tại nơi này để rồi thất bại 0-1.Đến sáng ngày 18/5, Guardiola cũng lại làm điều tương tự. Nó tệ ở chỗ, Guardiola kéo lùi De Bruyne và Bernardo Silva xuống rất thấp để đảm bảo cầm bóng, nhưng cả 2 lại không làm tốt vai trò phòng ngự. Hệt như trận chung kết C1 thua Chelsea, Guardiola cũng bỏ qua 3 tiền vệ trung tâm Nico Gonzalez, Nunes, Gundogan ở ngoài. Điểm chung là Man City đều thua.

….Tranh cãi với Dean Henderson
Dean Henderson đích thực là người hùng của Palace khi chơi quá hay với hàng loạt pha cứu thua và chính anh đã hóa giải quả 11m của Marmoush. Điểm nhấn đáng chú ý nhất của Henderson là việc anh may mắn thoát thẻ đỏ sau khi VAR can thiệp. Có lẽ vì thế mà khi Man City bại trận, anh bị Guardiola “ghét lây”.
Cặp đôi này đã bắt gặp đang trao đổi những lời lẽ gay gắt trên sân cỏ Wembley. Nhưng Henderson tiết lộ Guardiola không bận tâm đến sự cố trước đó (quả phạt đền hay tình huống mà anh bắt bóng bên ngoài vòng cấm): “Tôi chỉ muốn bắt tay ông ấy thôi, nhưng ông ấy nói rằng thất vọng vì tôi câu giờ quá nhiều. Nhưng trận đấu có thêm hơn 10 phút bù giờ rồi, ông còn muốn gì nữa nào? Ngày hôm nay, Crystal Palace đã chơi hết mình và xứng đáng với thành quả đó”.
Trái với sự “tóm tắt” của Henderson, Guardiola cho thấy trí nhớ siêu phàm khi đếm được việc cựu cầu thủ MU bắt đầu câu giờ từ khi nào: “Chuyện bạn cố gắng cầm bóng, giữ bóng hay chuyền qua chuyền lại… là thứ mà tôi có thể hiểu khi điều đó xảy ra ở những phút cuối trận, nhưng đây là từ phút thứ 1, thứ 2? Cậu ta là người Anh nhưng chẳng có chút gì là phẩm giá của Hiệp Sỹ.
Tôi xin lỗi, ai cũng có thể làm điều mình muốn. Nhưng chúng tôi cần ghi bàn. Chúng tôi không thua vì Henderson câu giờ. Trong những phút cuối, tôi hiểu được điều đó. Trọng tài cũng đã bù giờ 9, 10 phút. Nhưng vấn đề nằm ở nhịp độ trận đấu. Tất cả người hâm mộ đều có mặt để xem 22 cầu thủ thi đấu liên tục chứ không phải là kiểu chuyền bóng, chuyền về hay ôm bóng rồi lăn ra đất như thế”.
Kiểu nói của Guardiola là ông cũng “nghĩ siêu nhiều” rồi đó. Ông có thể bảo các cầu thủ Man City không được phép đá thế còn đối thủ thì không. Thứ Palace cần là gì? Là sự chắc chắn, an toàn và đảm bảo họ vẫn thắng trận. Cuối cùng, Palace làm được còn Guardiola cứ “nhai đi nhai lại” thì ông vẫn là kẻ thất bại.