1. Nắm chắc luật giao thông và hiểu rõ hệ thống biển báo
Trước khi bước lên xe, việc hiểu rõ luật giao thông là điều bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý đến các quy định thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông như quy tắc nhường đường, dừng đỗ xe đúng nơi quy định hay các loại vạch kẻ đường. Việc nắm vững những quy định này sẽ giúp người lái tránh được các lỗi cơ bản, giảm nguy cơ va chạm và bị xử phạt.
2. Làm quen và làm chủ chiếc xe của bạn
Trước khi vận hành xe trên đường, hãy dành thời gian làm quen với nội thất và các chức năng cơ bản trên xe. Điều chỉnh ghế lái, vô-lăng và gương chiếu hậu sao cho bạn có tư thế ngồi thoải mái, dễ quan sát và thao tác.
3. Giữ sự tập trung tuyệt đối khi lái xe
Tập trung là yếu tố then chốt giúp đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện, đặc biệt đối với người mới - khi kỹ năng và kinh nghiệm xử lý còn hạn chế. Hãy tránh xa các yếu tố gây phân tâm như sử dụng điện thoại, trò chuyện quá nhiều, ăn uống trên xe hoặc vừa lái vừa để mắt tới trẻ nhỏ, thú cưng,...Chỉ nên cầm vô-lăng khi bạn hoàn toàn tỉnh táo, tinh thần ổn định và có khả năng phản ứng nhanh trước các tình huống bất ngờ.4. Luyện thành thạo kỹ năng lùi và quay đầu xe
Lùi xe và quay đầu là hai kỹ năng quan trọng nhưng cũng dễ khiến người mới mất bình tĩnh nhất – đặc biệt trong không gian chật hẹp hoặc khu vực đông phương tiện. Do đó, người mới cần luyện tập kỹ càng hai kỹ năng này tại bãi tập hoặc khu vực vắng để nâng cao độ chính xác và cảm giác lái, từ đó xử lý linh hoạt hơn khi ra đường thực tế.
5.Đừng vội lái xe trên đường cao tốc
Nhiều người mới thường cho rằng lái xe trên cao tốc dễ hơn do ít xe máy và ít giao lộ. Tuy nhiên, tốc độ lưu thông cao, áp lực từ các xe lớn, cũng như tiếng còi thúc giục từ phía sau lại dễ khiến người mới bị "ngợp", dẫn đến xử lý sai lầm.Hãy bắt đầu từ những tuyến đường nội đô vắng vẻ, dần làm quen với đường hẹp, giờ cao điểm, rồi mới tiến tới thử sức trên cao tốc khi kỹ năng đã ổn định và tâm lý vững vàng.
Góp ý / Báo lỗi